6 quy định người Hàn Quốc cần biết khi mua chung cư, mua nhà ở tại Việt Nam

Trong mối quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển, việc mua chung cư, nhà đất tại Việt Nam đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với cộng đồng người Hàn Quốc.

Tuy nhiên để thực hiện giao dịch mua bán bất động sản một cách hợp pháp và an toàn, người nước Hàn Quốc cần nắm vững những quy định liên quan. Những quy định này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của người Hàn mua nhà ở Việt Nam mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh và minh bạch cho cả hai bên.

1. Đối tượng được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam

Dựa trên khoản 1 của Điều 159 trong Luật Nhà ở năm 2014, những cá nhân và tổ chức nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  • Đối tượng 1: Các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và các quy định liên quan.
  • Đối tượng 2: Các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (được gọi chung là tổ chức nước ngoài).
  • Đối tượng 3: Các cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Điều kiện đáp ứng để người nước ngoài mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam

Tùy thuộc vào nhóm được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định, các tổ chức và cá nhân nước ngoài không hiển nhiên có được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà họ cần thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 160 trong Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể, các điều kiện này là:

  • Đối tượng 1 phải có Giấy chứng nhận đầu tư và xây dựng nhà ở trong khu dự án theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và các luật liên quan.
  • Đối tượng 2 cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu chứng minh được cấp phép hoạt động tại Việt Nam từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

       Lưu ý cho đối tượng 1 và 2 là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải còn giá trị tại thời điểm ký kết các giao dịch liên quan đến nhà ở.

  • Đối tượng 3 phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không nằm trong trường hợp được miễn trừ hoặc hưởng ưu đãi ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật và cần có hộ chiếu còn hiệu lực và được cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam chứng thực bằng dấu kiểm chứng nhập cảnh.

3. Người nước ngoài mua nhà mặt phố, nhà riêng lẻ được không?

Dựa trên quy định của khoản 2 trong Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 75 trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được điều chỉnh và bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 trong Nghị định 30/2021/NĐ-CP), việc tổ chức và cá nhân nước ngoài mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) được hạn chế chỉ trong các dự án xây dựng nhà ở thương mại, ngoại trừ khu vực được đảm bảo về quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, tổ chức và cá nhân nước ngoài vẫn được phép mua nhà ở riêng lẻ nhưng điều này chỉ áp dụng khi những ngôi nhà này nằm trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Đồng thời, tổ chức và cá nhân nước ngoài không được phép mua những ngôi nhà nằm trên các tuyến đường lớn nếu chúng không nằm trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

4. Thủ tục mua chung cư, mua nhà ở tại Việt Nam

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài được phép tự thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện các thủ tục mua nhà theo quy định của luật pháp tại Việt Nam.

5. Thời hạn sở hữu đối với người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

5.1 Đối với các tổ chức thuộc nước ngoài:

  • Theo khoản 2 của Điều 99 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các tổ chức nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) được phép sở hữu nhà ở trong khoảng thời gian tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà tổ chức đó đã nhận.
  • Khi thời hạn sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận đã hết, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thời gian sở hữu thì Nhà nước sẽ xem xét và xem có thể gia hạn thêm. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ban đầu không ghi rõ thời hạn sở hữu thì trong Giấy chứng nhận (hoặc Sổ hồng) cấp cho chủ sở hữu cũng sẽ không ghi rõ thời hạn.
  • Nếu tổ chức nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động trước khi hết thời hạn sở hữu nhà ở hoặc nếu tổ chức này bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam, nhà ở này sẽ được xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều 8 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp trong thời hạn sở hữu, tổ chức nước ngoài chuyển đổi thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định, tổ chức này sẽ được tiếp tục sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.

5.2 Đối với cá nhân nước ngoài:

  • Dựa vào khoản 3 của Điều 7 trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP, khi cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, thời gian sở hữu tối đa không vượt quá 50 năm, bắt đầu từ ngày mà Giấy chứng nhận được cấp.
  • Khi thời hạn sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận đã hết, trong trường hợp chủ nhân nhà ở có nhu cầu gia hạn thêm thời gian sở hữu, Nhà nước sẽ tiến hành xem xét khả năng gia hạn.

6. 2 trường hợp mà người nước ngoài không được công nhận quyền sở hữu nhà ở Việt Nam

Điều 78 trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định những trường hợp mà tổ chức và cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận cho việc sở hữu nhà ở, tuy nhiên họ vẫn được phép tiến hành bán hoặc tặng nhà ở đó theo các điều kiện sau:

  • Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài được thừa kế hoặc nhận tặng nhà ở nhưng căn nhà đó nằm trong khu vực không được phép sở hữu theo quy định tại Điều 75 trong Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hoặc số lượng căn nhà ở đó vượt quá mức cho phép theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều 76 trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
  • Cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam, nhưng họ vẫn được nhận tặng hoặc thừa kế nhà ở tại Việt Nam

Như vậy, trường hợp người Hàn mua nhà ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là một giao dịch tài chính mà còn phải tuân theo những quy định pháp luật cụ thể. Việc nắm vững 6 quy định quan trọng này sẽ giúp người nước ngoài mua nhà Việt Nam có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó giúp cho tiến trình giao dịch mua nhà chung cư diễn ra thuận lợi.

Woori Bank Hà Nội chia sẻ thêm về CHƯƠNG TRÌNH VAY MUA CHUNG CƯ VỚI LÃI SUẤT CŨNG VÔ CÙNG HẤP DẪN CHỈ 7.7%/NĂM để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về gói vay mua nhà, hãy liên hệ Woori Bank Hà Nội 0356 234 929.

Chọn sao để đánh giá:
[Tổng người bình chọn: 1 Điểm trung bình: 4]
Chat Zalo Chat Facebook