Cập nhật 01.07.21: Từ 01.07.21, người dân ngoại tỉnh có sổ tạm trú tại Hà Nội có thể thực hiện cấp đổi căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. Để đủ điều kiện làm làm căn cước công dân tại Hà Nội, người dân cần có đầy đủ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia (đã được cấp chứng minh thư/căn cước công dân 12 số trước đó). 

Về giấy tờ mang theo: Khi đã có đầy đủ dữ liệu (có mã định danh) và không có thay đổi thông tin, người dân chỉ cần có mã số định danh (chứng minh thư/căn cước công dân 12 số) là được cấp CCCD gắp chip. Nếu muốn thay đổi thông tin hoặc trong trường hợp dữ liệu công dân chưa đầy đủ, người dân vẫn nên cầm theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ, giấy khai sinh (nếu trong hộ khẩu chưa có đầy đủ ngày tháng năm sinh), sổ tạm trú, sổ hộ khẩu để cơ quan công an kiểm tra (nếu cần xác minh thông tin còn thiếu trong cơ sở dữ liệu quốc gia).  

Tại địa bàn Hà Nội, công dân chỉ thực hiện được thủ tục làm thẻ căn cước tại quận/huyện có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại phòng cảnh sát Quản lý hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội (cơ sở 1), mỗi ngày xử lý 375 hồ sơ nên cần đến sớm (buổi sáng trước 7h45, buổi chiều trước 1h15). 

Ghi chú: Hiện cơ sở 2 tại số 6 Quang Trung, Hà Đông đã dừng hoạt động cấp căn cước công dân.

Để phục vụ người dân đăng ký nhanh nhất, tất cả các bước đăng ký từ hướng dẫn ghi thông tin tờ khai, lăn tay, chụp ảnh đến trả kết quả đăng ký đều có ít nhất 1 cán bộ phục vụ.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

Chú ý:

+ Khi đi làm cccd nên chuẩn bị về mặt ngoại hình để ảnh chụp chân dung đỡ ngáo 🙂

+ Tại Hà Nội, làm căn cước công dân tại phòng CS QL hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch mất khoảng 6-8 ngày, tại công an các quận mất khoảng 10 ngày.  

+ Làm tại Phòng CSQLHC – 44 Phạm Ngọc Thạch thì nên đến sớm, tầm 7h hơn (đến lúc 8h thì khả năng phải đợi đến 11h mới đến lượt – làm thủ tục chỉ hết khoảng 10p). 

+ Nếu làm CCCD tại công an các quận/huyện thì cần tham khảo lịch làm căn cước công dân của từng quận/huyện (do lịch sẽ do từng cơ quan công an quận/huyện quy định tùy theo tình hình của địa phương).

+ Nên làm xác nhận số Chứng minh thư cũ & căn cước công dân là một (tích trong đơn).

+ Sổ hộ khẩu nếu không ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh mà chỉ ghi năm sinh thì cần cầm thêm giấy khai sinh bản gốc theo – nếu cẩn thận thì cần lên công an quận/huyện để bổ sung thêm thông tin ngày tháng năm sinh trước khi làm căn cước công dân.

Các địa điểm làm CCCD tại Hà Nội: 

Cách điền đơn đề nghị cấp CCCD – cần điền số CMT/CCCD cũ vào – trừ khi chưa từng được cấp mới để trống:

Wooribank

Cách kích hoạt thẻ tín dụng Wooribank

Sau khi nhận được thẻ từ ngân hàng Woori, khách hàng cần tiến hành kích [...]

Chung Wooribank

5 tiêu chí giúp bạn lựa chọn ngân hàng phù hợp để vay thế chấp

5 tiêu chí giúp bạn lựa chọn ngân hàng phù hợp để vay thế chấp [...]

Chung Kinh nghiệm vay mua nhà Sổ đỏ Wooribank

Thông tin chi tiết về quy trình tất toán khoản vay thế chấp

Thông tin chi tiết về quy trình tất toán khoản vay thế chấp Nắm rõ [...]

Chung Kinh nghiệm vay mua nhà

4 lưu ý khi vay mua nhà trả góp bạn nên biết

4 lưu ý khi vay mua nhà trả góp bạn nên biết Sở hữu một [...]

Chung Kinh nghiệm vay mua nhà

Tìm hiểu về hình thức vay mua chung cư tại ngân hàng Woori Bank

Tìm hiểu về hình thức vay mua chung cư tại ngân hàng Woori Bank Hiện [...]

Chung Thẻ tín dụng

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì? Tìm hiểu các quy định liên quan

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì? Tìm hiểu các quy định liên [...]

Chung

Gửi tiết kiệm tích lũy là gì và khác gì so với tiết kiệm thường?

Gửi tiết kiệm tích lũy là gì và khác gì so với tiết kiệm thường? [...]

Chung Wooribank Xe ô tô

Cập nhật lãi suất vay mua xe ô tô tại Woori Bank hiện nay

Cập nhật lãi suất vay mua xe ô tô tại Woori Bank hiện nay Hiện [...]

Chọn sao để đánh giá:
[Tổng người bình chọn: 18 Điểm trung bình: 4]
Chat Zalo Chat Facebook