Trong quá trình sử dụng, có thể do sơ suất, bạn đánh mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN – sổ đỏ). Bạn chưa biết phải làm thế nào trong tình huống này để lấy lại sổ đỏ/cấp lại sổ đỏ => Bạn cần tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách xử lý & xin cấp lại sổ đỏ tại các cơ quan chức năng, chi tiết dưới đây:

I. Liệu sổ đỏ của tôi có bị kẻ gian đem đi cầm cố hoặc có những hành động xấu khác: 

Mất sổ đỏ thì làm lại thế nào

Các giao dịch liên quan đến bất động sản hiện nay theo quy định của pháp luật đều phải do người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện hoặc phải có sự ủy quyền bằng văn bản cho người khác, được công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 691 Bộ luật Dân sự 2005: “Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất :

1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

II. Thủ tục cấp lại sổ đỏ: 

Bước 1: Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã/phương (nơi có đất) về việc bị mất Giấy chứng nhận (GCN)

Sau khi bạn thông báo với UBND cấp xã/phường, UBND có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Nếu Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đánh mât thì cần đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

=> Chú ý: + xem cán bộ địa chính xã đã ghi lại số giấy chứng nhận mất vào sổ chưa.

+ Niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất.

=> Sau 30 ngày, cần xin giấy xác nhận đã niêm yết thông tin về việc bị mất để làm hồ sơ xin cấp lại.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

  • Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Giấy tờ xác nhận mất GCN do công an phường/xã nơi mất cấp;

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Tham khảo: khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

Bước 3: Nộp hồ sơ tại VP đăng ký đất đai có thẩm quyền 

Thời gian cấp lại sổ đỏ bị mất là không quá không quá 10 ngày làm việc (Căn cứ theo quy định tại điểm q Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

Nơi nhận hồ sơ xin cấp lại:

Theo khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

➡CÓ thể bạn quan tâm: Vay mua nhà lãi suất thấp nhất thị trường!

Chọn sao để đánh giá:
[Tổng người bình chọn: 0 Điểm trung bình: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo Chat Facebook