Người đi vay cũng như ngân hàng không chỉ quan tâm đến chuyện có vay được hay không mà còn quan tâm đến việc nợ quá hạn. Dù ở vị trí nào thì nợ quá hạn cũng là điều mà bất kì ai cũng đều không muốn bị vướng phải.

Bạn vừa đi du lịch về và nhận được thông báo của ngân hàng rằng khoản vay của mình đã bị quá hạn trả nợ của tháng đó. Liệu tài sản của bạn có bị tịch thu/kê biên? Bạn cần làm gì để giải quyết những hệ lụy phát sinh? Sau đây là những hướng dẫn cho bạn trong trường hợp này: 

Thứ nhất, bạn cần hiểu về nợ quá hạn & cách phân loại các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng như sau: 

Nợ quá hạn là khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay theo như thỏa thuận về thời gian cho vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn. 

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn được phân loại như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;

Nếu như trường hợp của bạn, nếu bạn chưa bị quá hạn quá 10 ngày thì khoản nợ của bạn vẫn là Nợ đủ tiêu chuẩn. Ví dụ, Ngân hàng thu gốc/lãi của bạn vào ngày 25 hàng tháng, bạn trả ngày mùng 3 của tháng tiếp theo thì khoản vay của bạn vẫn thuộc nợ Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn. Nhưng nếu đến ngày mùng 6 tháng tiếp theo bạn mới trả nợ thì khi đó nợ của bạn đã bị chuyển thành nợ Nhóm 2 – Nợ cần chú ý.

Ngay khi nhận được thông báo, bạn cần xem lại lịch trả nợ khoản vay của mình & nếu đã chậm thì cần ra ngân hàng nộp ngay số tiền bị chậm (bạn có thể liên hệ cán bộ ngân hàng quản lý khoản vay hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng qua hotline của các ngân hàng). 

Tác hại của nợ quá hạn: 

Theo quy định, tất cả thông tin của người vay vốn (số tiền vay, nhóm nợ, tài sản đảm bảo…) đều được các Ngân hàng báo cáo về Ngân hàng Nhà nước và đều được lưu ở Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (Trung tâm CIC). Việc để nợ sẽ làm giảm uy tín cũng như điểm tín dụng của bạn. Đây sẽ là một trong những khó khăn đầu tiên mà ngân hàng sẽ chú ý nếu bạn có ý định tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Nếu bạn có lịch sự chậm nợ từ trên 10 ngày trở lên, hạn mức vay cho khoản vay tiếp theo của bạn có thể bị giảm & lãi suất có thể sẽ tăng lên, việc phát hành/sử dụng thẻ tín dụng của bạn tại các ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Còn nếu bạn chậm nợ trên 90 ngày thì gần như bạn sẽ không thể tiếp tục vay vốn/sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng nữa. 

Vì vậy, để duy trì lịch sử tín dụng tốt & thuận lợi cho các lần vay sau (lãi suất thấp hơn & hạn mức cao hơn), bạn nên lưu ý nộp tiền trả nợ gốc & lãi đúng hạn và đầy đủ (dù chỉ thiếu 1 đồng thì khoản vay của bạn vẫn bị tính quá hạn).

=> Có thể bạn quan tâm: “Quy trình thu nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào?”

Chọn sao để đánh giá:
[Tổng người bình chọn: 11 Điểm trung bình: 2.5]

10 thoughts on “Cần làm gì khi nhận được thông báo nợ quá hạn của ngân hàng?

  1. Dương Huỳnh Như Ý says:

    Em có vay bên ngân hàng MB là 12tr
    tháng 8 năm 2020 và em có trả hàng tháng đến tháng 2 năm 2021 thì em bị thất nghiệp và không còn đủ khả năng chi trả hàng tháng nữa . Bây h thì ngân hàng gửi thư báo em nợ 16tr bao gồm phí phạt . Và hiện em có thể làm gì được ạh

    • Biên tập viên says:

      Chào bạn,
      Trường hợp bạn gặp khó khăn tài chính do điều kiện bất khả kháng thì bạn cần đến ngân hàng MB (nơi phát vay) để trình bày hoàn cảnh & thương lượng với ngân hàng về phương án cơ cấu nợ phù hợp. Đồng thời bạn cũng cần tìm kiếm cơ hội nâng cao thu nhập như làm thêm, tìm việc làm ngoài giờ… để bù đắp thu nhập giảm xút do dịch bệnh & nhanh chóng tất toán khoản vay để tránh bị lãi phạt và lịch sử nợ xấu (lịch sử nợ xấu sẽ làm điểm tín dụng của bạn giảm & gây nhiều khó khăn khi cần vay ngân hàng sau này).

    • Linh Nguyễn says:

      e gái e mượn bên 1 ngân hàng, thời gian dịch dài khiến e gái e cũng không chi trả đc nên thành ra nợ 1 khoản tiền, sau e gái e cũng liên lạc ngân hàng hỗ trợ để thanh toán nhỏ lại số tiền còn thiếu. Lúc đầu ngân hàng đồng ý báo đóng 1 tháng sẽ hỗ trợ nhưng sau khi đóng không thấy liên lạc nữa. Sau 1 tháng thì ng khác gọi kêu bên đòi nợ ngân hàng bán cho bên a đòi quăng hình trong cty e gái e, hù dọa cả gia đình.Khi gọi cho ngân hàng thì họ lại nói không phải ngân hàng họ mà ngân hàng khác, trong khi e của e chỉ có khoản nợ của ngân hàng này. Gia đình e cũng muốn thanh toán tiếp hàng tháng thì liệu có được không ?

      • Biên tập viên says:

        Chào bạn Linh Nguyễn,
        Bạn cần căn cứ vào hợp đồng vay & đến làm việc với ngân hàng dựa trên các điều khoản trong hợp đồng vay mà các bên đã ký. Khi làm việc thì cần có biên bản làm việc được ký & đóng dấu của các bên. Trường hợp của em gái bạn, em gái bạn nên chủ động đến làm việc với ngân hàng đã phát vay để thống nhất lịch trả nợ, sau đó thực hiện đúng như lịch đã cam kết để tránh các vấn đề, cũng như chi phí phát sinh!

  2. Lê Trang says:

    E có nợ thẻ tín dụng bên Biv quá 10 ngày nên biv khoá thẻ. Khi e sử dụng thẻ bidv để giao dịch thì phát hiện bị khoá. E có lên Bidv hỏi thì được biết 2 ngân hàng này có liên kết với nhau nên nợ thẻ biv thì bidv cũng bị khoá thẻ. Cho e hỏi làm vậy có đúng không ạ. Vì e đâu có nợ gì bên bidv đâu. E cũng đã thanh toán xong khoản nợ của biv mà thẻ bên bidv vẫn chưa được mở.

  3. Khanh says:

    Em có vay bên mira 15tr 1 tháng trả 1tr1 trả 18 tháng em đóng được 6 tháng thì bây h bùng dịch thất nghiệp e còn nuôi 2 con nhỏ không có khả năng trả thì phải làm sau ạ

    • Biên tập viên says:

      Chào bạn, bạn cần liên hệ với đơn vị cho vay để trình bày tình trạng tài chính hiện tại, các chứng từ, giấy tờ chứng minh cũng như thương lượng phương án trả nợ phù hợp cho cả hai bên. Chúc bạn sớm vượt qua tình trạng khó khăn!

  4. Nguyễn Văn Phú says:

    Mình có vay bên ngân hàng là 44 triệu
    Có trả tiền còn lại 25 triệu đồng
    Thường mình lãnh lương 6 tây
    Bên CTY hẹn 10 tây
    Bên ngân hàng yêu cầu đóng tiền
    Mình không còn tiền nữa để đóng
    Monh được chỉ giúp

    • Biên tập viên says:

      Bạn cầm theo thông báo trả lương của công ty và ra ngân hàng trình bày để hai bên cùng tìm biên pháp tháo gỡ nhé. Nếu giấy tờ của bạn hợp lý thì ngân hàng cũng sẽ có giải pháp giúp đỡ bạn!

  5. Hoa says:

    E có vay tín chấp bên tp 9 triệu bank và quá hạn 2 tháng giờ thì có người gọi điện bảo là trong vòng 3 ngày e không thanh toán hết số tiền vay thì sẽ bị khóa mở khoản vay cùng lúc là sao ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo Chat Facebook