Cập nhật 01.07.21: Từ 01.07.21, người dân ngoại tỉnh có sổ tạm trú tại Hà Nội có thể thực hiện cấp đổi căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. Để đủ điều kiện làm làm căn cước công dân tại Hà Nội, người dân cần có đầy đủ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia (đã được cấp chứng minh thư/căn cước công dân 12 số trước đó). 

Về giấy tờ mang theo: Khi đã có đầy đủ dữ liệu (có mã định danh) và không có thay đổi thông tin, người dân chỉ cần có mã số định danh (chứng minh thư/căn cước công dân 12 số) là được cấp CCCD gắp chip. Nếu muốn thay đổi thông tin hoặc trong trường hợp dữ liệu công dân chưa đầy đủ, người dân vẫn nên cầm theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ, giấy khai sinh (nếu trong hộ khẩu chưa có đầy đủ ngày tháng năm sinh), sổ tạm trú, sổ hộ khẩu để cơ quan công an kiểm tra (nếu cần xác minh thông tin còn thiếu trong cơ sở dữ liệu quốc gia).  

Tại địa bàn Hà Nội, công dân chỉ thực hiện được thủ tục làm thẻ căn cước tại quận/huyện có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại phòng cảnh sát Quản lý hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội (cơ sở 1), mỗi ngày xử lý 375 hồ sơ nên cần đến sớm (buổi sáng trước 7h45, buổi chiều trước 1h15). 

Ghi chú: Hiện cơ sở 2 tại số 6 Quang Trung, Hà Đông đã dừng hoạt động cấp căn cước công dân.

Để phục vụ người dân đăng ký nhanh nhất, tất cả các bước đăng ký từ hướng dẫn ghi thông tin tờ khai, lăn tay, chụp ảnh đến trả kết quả đăng ký đều có ít nhất 1 cán bộ phục vụ.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

Chú ý:

+ Khi đi làm cccd nên chuẩn bị về mặt ngoại hình để ảnh chụp chân dung đỡ ngáo 🙂

+ Tại Hà Nội, làm căn cước công dân tại phòng CS QL hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch mất khoảng 6-8 ngày, tại công an các quận mất khoảng 10 ngày.  

+ Làm tại Phòng CSQLHC – 44 Phạm Ngọc Thạch thì nên đến sớm, tầm 7h hơn (đến lúc 8h thì khả năng phải đợi đến 11h mới đến lượt – làm thủ tục chỉ hết khoảng 10p). 

+ Nếu làm CCCD tại công an các quận/huyện thì cần tham khảo lịch làm căn cước công dân của từng quận/huyện (do lịch sẽ do từng cơ quan công an quận/huyện quy định tùy theo tình hình của địa phương).

+ Nên làm xác nhận số Chứng minh thư cũ & căn cước công dân là một (tích trong đơn).

+ Sổ hộ khẩu nếu không ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh mà chỉ ghi năm sinh thì cần cầm thêm giấy khai sinh bản gốc theo – nếu cẩn thận thì cần lên công an quận/huyện để bổ sung thêm thông tin ngày tháng năm sinh trước khi làm căn cước công dân.

Các địa điểm làm CCCD tại Hà Nội: 

Cách điền đơn đề nghị cấp CCCD – cần điền số CMT/CCCD cũ vào – trừ khi chưa từng được cấp mới để trống:

Chung

Nắm bắt cách kiểm tra chữ ký số hợp lệ mới nhất 2024

Nắm bắt cách kiểm tra chữ ký số hợp lệ mới nhất 2024 Kiểm tra [...]

Chung

Lãi suất tiền gửi Woori Bank cao nhất nhóm Ngân hàng nước ngoài, gửi 1 tỉ lãi ra sao?

Lãi suất tiền gửi Woori Bank cao nhất trong nhóm Ngân hàng nước ngoài, gửi [...]

Chung

Từ 1/1/2025 không giao dịch được tiền nếu chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025 không giao dịch được tiền nếu chưa xác thực sinh trắc học Ngân [...]

Chung

Chuyên gia tài chính tiết lộ công thức vàng để tiết kiệm hiệu quả

Chuyên gia tài chính tiết lộ công thức vàng để tiết kiệm hiệu quả Việc [...]

Kinh nghiệm vay mua nhà

Ân hạn nợ gốc và những điều cần biết

Ân hạn nợ gốc và những điều cần biết Trong quá trình vay tiền mua [...]

Chung

Lãi suất cho vay mua nhà tại Woori Bank Hà Nội [Cập nhật tháng 08/2024]

Lãi suất cho vay mua nhà tại Woori Bank Hà Nội Lãi suất cho vay [...]

Wooribank

Cho vay bổ sung vốn lưu động với khách hàng doanh nghiệp

VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG – CHỦ ĐỘNG NGUỒN VỐN – KINH DOANH PHÁT [...]

Chung

Nên mở tiết kiệm gửi góp hay gửi thông thường?

Nên mở tiết kiệm gửi góp hay gửi thông thường? Khi có tiền nhàn rỗi, [...]

Chọn sao để đánh giá:
[Tổng người bình chọn: 18 Điểm trung bình: 4]
Chat Zalo Chat Facebook