8 lưu ý khi vay tiền ngân hàng mua nhà
Không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để đi mua nhà, nhiều người phải tích cóp hàng năm trời, kết hợp với vay vốn ngân hàng mới có đủ tiền sở hữu ngôi nhà trong mơ. Bài viết dưới đây Ngân hàng Wooribank Chi nhánh Hà Nội sẽ mách bạn 9 điều người mua nhà lần đầu nên lưu ý trước khi tiến hành vay tiền ngân hàng mua nhà.
Lưu ý 1: Chỉ nên vay tối đa 50% giá trị ngôi nhà
Trước khi có quyết định mua nhà, hãy chắc rằng bạn đã có một khoản tiền tích lũy tối thiểu 30% giá trị ngôi nhà muốn mua, lý tưởng hơn thì khoản tiền tích lũy này nên bằng mức 50% giá trị ngôi nhà. Theo thống kê của Wooribank, tỷ lệ vay 50% giá trị tài sản được xem là mức vay lý tưởng và ít áp lực nhất, giúp người vay vốn vừa dễ dàng thanh toán tiền vay cho ngân hàng vừa có thể trang trải các chi tiêu khác trong cuộc sống.
Lưu ý 2: Chú ý lãi suất ngân hàng
Khi vay vốn ngân hàng mua nhà, người vay nên thuộc nằm lòng quy tắc vàng này: “Vốn cố định nhưng lãi vay của ngân hàng thường bị thả nổi”. Vấn đề này là như thế nào? Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ngân hàng mời chào người vay với lãi suất ưu đãi rất hấp dẫn chỉ từ 7,5-8%/năm, nhưng bạn nên nhớ lãi suất ưu đãi này thường chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Kể từ tháng 13 trở đi, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng thêm khoảng 3,5-4% tùy thuộc vào từng ngân hàng và từng đối tượng vay. Chính vì vậy, hãy tìm một ngân hàng có mức lãi suất ổn định trong thời gian dài như Wooribank (lãi suất ưu đãi 7%, sau đó cũng chỉ dao động ở mức ~8%). Một yếu tố khác cũng cần hiểu rõ trước khi ký vào hợp đồng vay vốn đó là tiền vay ngân hàng sẽ tính theo dư nợ giảm dần (giống như cách tính của Wooribank CN Hà Nội) hay dư nợ ban đầu.
Lưu ý 3: Duy trì mức thu nhập hàng tháng
Duy trì thu nhập ổn định hàng tháng là một trong những điều cực kỳ quan trọng trước khi vay vốn ngân hàng mua nhà. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng có được mức thu nhập ổn định thì mới tạo cơ sở tài chính vững vàng để trả nợ ngân hàng (trong đó bao gồm cả vốn và lãi vay). Bên cạnh đó, người vay cũng nên bàn bạc với gia đình tìm thêm phương án tăng thu nhập từ các nguồn phụ, qua đó đảm bảo dù lãi suất tăng lên cũng có thể trả nổi nợ gốc và lãi vay.
Lưu ý 4: Tự đánh giá khả năng thanh toán
Trước khi vay tiền mua nhà hay chung cư, điều quan trọng nhất đó là người vay cần đánh giá được khả năng tài chính của bản thân nhằm hạn chế tối đa việc mất khả năng trả nợ trong tương lai. Hãy lên kế hoạch rõ ràng 3 khả năng sau đây: Khả năng tài chính (1): Đây được coi là số tiền tiết kiệm mà người vay đang có, thu nhập hàng tháng của người vay và gia đình sau khi đã trừ đi toàn bộ những khoản chi phí sinh hoạt trong tháng. Khả năng tài chính hỗ trợ (2): Một phần vốn được hỗ trợ bởi người thân để mua nhà với việc cho vay không lấy lãi hoặc áp dụng mức lãi suất nhưng bằng hoặc thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng. Khả năng trả nợ (3): Việc chắc chắn phải làm sau khi mua nhà/chung cư trả góp chính là trả nợ. Ở trường hợp này, người vay vốn cần phải biết chính xác mức chi trả mỗi tháng, đồng thời phải nắm được sự biến động của lãi suất trong tầm kiểm soát. Dù vậy, để tránh mất khả năng chi trả, người vay mua nhà tuyệt đối không vay quá 50% giá trị căn nhà như đã đề cập ở Lưu ý 1.
Lưu ý 5: Chỉ mua ngôi nhà phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế
Hãy chắc rằng bạn đang có ý định mua ngôi nhà có diện tích vừa phải, đủ cho các thành viên trong gia đình sử dụng. Trong trường hợp bạn mua trả góp một ngôi nhà có diện tích quá lớn so với số người trong nhà của bạn thì áp lực vay vốn sẽ nặng nề hơn, kéo theo đó là việc bạn sẽ phải trả những khoản nợ gốc và lãi không cần thiết.
Lưu ý 6: Cân nhắc thời hạn gói vay
Bên cạnh lãi suất thì thời hạn của gói vay cũng là yếu tố rất quan trọng mà người vay nên biết. Khi bạn đã vay ngân hàng thì thông thường vay trên 5 năm đều có lãi suất như nhau. Chính vì vậy, bạn nên chọn thời gian vay dài nhất có thể để giảm số vốn gốc hàng tháng xuống thấp nhất.
Lưu ý 7: Chủ động đối phó với bẫy lãi suất thả nổi
Để tránh gặp phải bẫy lãi suất thả nổi, người vay phải ước tính trong giả định rằng lãi suất có thể tăng đến 30% cũng như dự đoán trước một số chi phí đột biến bất ngờ có thể xảy ra. Như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi tiêu hàng tháng trong gia đình thì số tiền còn lại phải đảm bảo 150% số tiền phải trả ngân hàng. Ví dụ bạn trả ngân hàng 10 triệu đồng/ tháng thì bạn phải có số tiền dư hàng tháng là 15 triệu đồng để đề phòng tình huống lãi suất có thể bất ngờ tăng lên.
Lưu ý 8: Coi chừng bị phạt khi trả nợ trước hạn vay
Thông thường khi vay mua nhà, có đến 80% khách hàng thường thanh toán dứt nợ trong khoảng 5 năm đầu, kết quả là họ thường bị ngân hàng phạt phí khi thanh toán trước hạn, thường là bị phạt từ 2-3% trên số tiền trả nợ trước hạn. Vì vậy, bạn nên tìm một ngân hàng có mức phí phạt trả nợ trước hạn thấp (~1%) & thời hạn phạt ngắn (<3 năm) giống như gói sản phẩm cho vay mua nhà mà Ngân hàng Wooribank Chi nhánh Hà Nội đang cung cấp.
➡Có thể bạn quan tâm: Nhà đất của bạn có đủ điều kiện để thế chấp ngân hàng?